TIẾT LỘ DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM BỊ THỦY ĐẬU
Bệnh thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi vào thời điểm đông xuân. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng đem lại cảm giác khó chịu cho trẻ khi bị mắc phải, hoặc có thể gây ra những biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nhận biết bệnh thủy đậu bằng cách nào, cách chăm sóc trẻ em bị thủy đậu ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
- Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân.
- Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh
- Khi bị mắc bệnh thủy đậu, trẻ em thường có các dấu hiệu sau:
+ Giai đoạn đầu: Trẻ thường có biểu hiện sốt, khó chịu, quấy khóc, chán ăn. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ em không có triệu chứng rõ rệt
+ Giai đoạn tiếp theo: Xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng nhạt, sau 1 – 2 ngày xuất hiện các nốt đậu mụn nước mọc ở mặt, ngực sau đó đến lưng, và nhanh chóng sau 24 giờ có thể toàn thân. Phỏng nước chứa dịch mà trong, có thể màu đục nếu như bên trong chứa mủ. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em này khiến trẻ bứt rứt khó chịu.
+ Các mụn thủy đậu mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể có mụn đỏ rát mụn nước trong, đục hoặc mụn đã đóng vảy
+ Bệnh thủy đậu ở trẻ em kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn cuối, các nốt thủy đậu đóng vảy và bay đi rất nhanh, nếu không bị biến chứng bội nhiễm thì sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe của bé cũng phục hồi dần, giảm sốt, hạch sau tai hết, hết đau họng ăn uống trở lại bình thường
Cách chăm sóc trẻ em bị thủy đậu
- Khi bị thủy đậu, trẻ rất dễ quấy khóc do các mụn ngứa khó chịu gây lên. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ phải được thực hiện cẩn thận để bệnh nhanh chóng khỏi
+ Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, việc đầu tiên là cách ly trẻ với người khác để tránh lây nhiễm. Đồng thời phải dùng riêng các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng chăn chiếu, bát đũa,…
+ Rửa tay, cắt móng tay và đeo găng tay cho trẻ tránh cào, gãi các nốt đậu khiến nốt đậu bị vỡ lây lan sang vùng da cạnh và để lại sẹo lõm.
+ Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm
+ Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ để tránh cọ xát vào các nốt thủy đậu gây vỡ.
+ Bôi thuốc xanh methylen vào những nốt thủy đậu đã khô
+ Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa
+ Trường hợp bệnh xảy ra với các biến chứng nặng hơn như khó chịu, lờ đờ, co giật, hôn mê cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất
Comments
Post a Comment